Về mặt tính chất vật lý thì pha lê nặng hơn, bền hơn thuỷ tình thường.
Hệ số phản xạ cao hơn nên nhìn pha lê cũng long lanh hơn.
Với thành phần chứa chì, pha lê cũng dễ gia công, mài cắt hơn hẳn thủy tinh.
"Pha lê là một dạng thủy tinh silicat kali có trộn thêm một lượng ôxít chì II (PbO) và có thể là cả ôxít bari (BaO) khi người ta sản xuất nó. Với những đặc tính ưu việt của mình, Pha lê được dùng làm đồ trang trí, trang sức, đồ dùng gia đình...
Ngắn gọn thì pha lê có chì, thuỷ tinh thì không. Thủy tinh pha lê thường chứa từ 12-28% chì, nhưng có thể chứa tới 33% chì. Tại hàm lượng này nó tạo ra độ lấp lánh cao nhất. Trong thành phần nó có thêm chì vì vậy pha lê nặng và đẹp hơn thủy tinh thông thường. Là một vật liệu dễ vỡ giống như thủy tinh, khi gõ vào pha lê, âm thanh phát ra nghe rất thanh và vang do độ cứng và dạng tinh thể của nó.
Một người Anh là George Ravenscroft được coi là đã phát minh ra pha lê vào năm 1676, mặc dù việc pha thêm chì vào thủy tinh đã có từ thời tiền sử tại Ai Cập và Lưỡng Hà.
Vì trong thành phần có chì nên pha lê chủ yếu chỉ dùng làm đồ trang trí, ít khi dùng làm các đồ đựng thức ăn như bát, hoặc cốc. Các kỹ sư hóa điện cho biết, sóng của lò vi ba sẽ tách chì ra, gây độc cho thức ăn.
Pha lê có chứa hàm lượng chì > 24%, mật độ > 2.9g/cm khối và hệ số phản xạ 1.545 (theo tiêu chuẩn châu Âu, còn các nước khác hầu như không có tiêu chuẩn).
Khi nói về các nhà sản xuất đồ pha lê nổi tiếng phải kể đến Baccarat tại Pháp, Royal Leerdam Crystal của Hà Lan, Steuben Glass tại Hoa Kỳ, Waterford Crystal tại Ireland và Swarovski tại Áo.
Tại liên minh châu Âu, việc ghi nhãn sản phẩm pha lê (Crystal) được quy định như sau:
"Lead crystal" Với những sản phẩm có chứa tối thiểu 24% oxit chì
"Crystallin" hoặc "Crystal glass" với những sản phẩm có hàm lượng oxit chì dưới 24%